Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất 2024
- Leslie Gibbs
- Jun 20, 2024
- 3 min read
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất bao gồm những thông tin gì? Với những ai lần đầu giao dịch bất động sản sẽ còn khá bỡ ngỡ về hợp đồng này. Vì thế hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hợp đồng cọc nhà đất tại bài viết bên dưới.
Nội dung mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Khi giao dịch mua bán nhà đất, hợp đồng đặt cọc là văn bản pháp lý cần ký kết. Loại giấy tờ này có vai trò đảm bảo hai bên sẽ thực hiện việc mua bán trong tương lai. Thông thường nội dung của hợp đồng có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nhưng một bản hợp đồng đạt chuẩn cần có những phần chính sau đây:

Thông tin của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Bao gồm các thông tin thường trú, CCCD/CMND,...
Tài sản đặt cọc
Thời hạn đặt cọc
Mục đích đặt cọc
Nghĩa vụ và quyền của bên đặt cọc
Nghĩa vụ và quyền của bên nhận đặt cọc
Phương thức giải quyết tranh chấp
Cam đoan của các bên giao dịch
Các điều khoản khác được thỏa thuận (nếu có)
Chữ ký xác nhận của các bên có liên quan để đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng.
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có bắt buộc công chứng không?
Hiện nay mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không bắt buộc phải công chứng. Thông tin này dựa trên các cơ sở Pháp luật hiện hành có liên quan. Chẳng hạn như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Công chứng 2014 và những văn bản hướng dẫn thi hành.

Thay vào đó chỉ có quy định về việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Nhưng để đảm bảo những rủi ro pháp lý sau này khi ký kết hợp đồng đặt cọc nên có người làm chứng. Hoặc các bên giao dịch có thể đến các văn phòng công chứng để chứng thực.
Mức đặt cọc khi mua đất là bao nhiêu?
Tương tự, mức đặt cọc khi mua đất cũng không được Pháp luật quy định cụ thể. Số tiền này thường dao động tuỳ theo quy mô dự án. Thông thường người mua sẽ cọc từ 10 - 30% tổng giá trị nhà đất. Nhưng cũng có trường hợp tiền đặt cọc áp dụng theo quy định chung của địa phương. Điều này nhằm tránh sự cạnh tranh quá mức trong lĩnh vực bất động sản.
Trường hợp nào khi có tranh chấp xảy ra sẽ không bị phạt cọc?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu phạt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi bên mua giao tiền cọc cho bên bán nhưng không thoả thuận là đặt cọc, hoặc chỉ có biên nhận tiền (không phải hợp đồng đặt cọc) thì sẽ không bị phạt cọc. Bởi vì nếu chỉ có giấy biên nhận tiền (không có từ đặt cọc) thì sẽ không được xem là "tiền cọc". Khi đó số tiền này chỉ được xem là "tiền trả trước".
Trên đây là một số thông tin liên quan đến mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Để biết thêm chi tiết bạn có thể tham khảo các quy định cụ thể của Nhà nước về vấn đề này. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm khi ký kết hợp đồng đặt cọc.
Comments